Dạy Học Nấu Ăn Bếp Chính Món Thái

Ẩm thực Thái Lan (tiếng Thái: อาหารไทย) là sự hòa trộn tinh tế của thảo dược, gia vị và thực phẩm tươi sống với những phong cách nấu nướng đặc biệt. Mỗi món ăn Thái Lan hay toàn thể bữa ăn đều có sự phối trộn tinh tế giữa vị cay, chua, ngọt và đắng. Những vị này được phối hợp hài hòa khiến thực khách cảm thấy vừa miệng, không có cảm giác ngấy, ngán khi ăn. Món Thái là những món ăn rất gần gủi và tương đồng với món Việt, những vị chua cay, ngọt, đắng làm hấp dẫn cho nhiều thực khách Việt. Do đó, nhu cầu kinh doanh các món ăn Thái đang rất phát triển tại Việt Nam.

Chương trình học nấu ăn - Bếp chính bếp Thái được Trung tâm dạy học nấu ăn Netspace nghiên cứu và xây dựng, bao gồm học nấu các món ăn Thái đặc trưng nhất, nhằm đào tạo những Đầu bếp chuyên nghiệp có kiến thức và kỹ năng để chế biến các món ăn Thái, có thể làm việc tốt tại bộ phận bếp của các Nhà hàng, Khách sạn, Khu Du lịch tại Việt Nam và nước ngoài. Học viên được học với các Bếp Trưởng bếp Thái hàng đầu tại Việt Nam

Thời gian học

➡️ Thời gian học 22 buổi (2 tháng).

➡️ Học viên có thể lựa chọn một trong các ca học sau:


Học phí chương trình Bếp chính Bếp Thái

➡️ Học phí: 18.000.000 đồng - Liên hệ Hotline:0987 937 938

➡️ Giảm 5% học phí khi đăng ký trước ngày khai giảng

➡️Học phí đã bao gồm chi phí nguyên liệu thực hành, giáo trình và đồng phục

➡️Đăng ký & đóng 1 lần 100% học phí

➡️Xem lịch khai giảng tại liên kết Lịch khai giảng

Chứng chỉ hoàn tất khóa học

➡️Chứng chỉ nghề "Bếp chính Bếp Thái" do Trung tâm dạy nghề Ẫm thực Netspace cấp có giá trị toàn quốc

➡️Chứng chỉ Certificate of Completion "Course of Professional Thailand Culinary Arts" bằng tiếng Anh được chấp nhận ở thị trường lao động quốc tế do Trung tâm Dạy Nghề Ẩm Thực Netspace cấp.

Nội dung khóa học Bếp chính Bếp Thái

PHẦN 1: Kiến thức - Văn hóa ẩm thực Thái Lan

  1. Những đặc điểm, sự khác biệt, tập quán của ẩm thực Thái
  2. Giới thiệu một số loại rau, củ đặc trưng có ảnh hưởng đến các món ăn phổ biến của Thái
  3. Đặc điểm, tác dụng một số gia vị quen thuộc tạo vị: muối, đường thốt nốt, đường cát, bột gà, bột ngọt, nước tương, nước mắm...
  4. Các nguyên liệu tạo màu phổ biến trong chế biến món ăn: dầu điều, màu nghệ, màu ớt, màu lá cẩm, màu lá dứa...

PHẦN 2: Kỹ năng

  1. Kỹ năng cắt, thái, bằm cơ bản
    • Phân biệt các loại dao, thớt (Màu và công dụng của các loại dao, thớt)
    • Kỹ năng mài dao
    • Kỹ năng cầm dao, sử dụng dao (chặt, cắt thái, bằm), các mài dao, liếc dao và bảo quản dao
    • Cắt khối nhỏ (canh), khối lớn (món hầm)
    • Đập, lạng, cắt nhanh, chặt, bằm 1 da, 2 dao
    • Nguyên liệu: Cà rốt, củ Cải trắng
  2. Kỹ năng cắt tỉa, trang trí: Thực hành kỹ năng trang trí cơ bản
  3. Ứng dụng kỹ năng để làm nguyên liệu sẵn: Chilli paste, kapi paste, làm thính, cari xanh paste, cari đỏ paste, sốt chấm sweet chilli sauce.

PHẦN 3: Phương pháp chế biến món ăn Thái Lan

  1. Phương pháp chế biến các món gỏi: gỏi sò huyết, gỏi trái cây, gỏi bưởi tôm
  2. Phương pháp chế biến các món gỏi: gỏi bò nướng, gỏi cá trê chiên xù, gỏi gà bầm
  3. Phương pháp chế biến các món gỏi: gỏi miến hải sản, gỏi đậu rồng cá cơm, gỏi mực chua cay, gỏi đu đủ ba khía
  4. Phương pháp chế biến các món chiên: Kỹ năng chiên, kiểm tra nhiệt độ dầu; Thực hành chế biến các món: gà chiên giòn sốt Chili, gà lá dứa chiên, chả cá chiên
  5. Phương pháp chế biến các món chiên - Thực hành chế biến các món: cơm cháy sốt changmai, trứng chiên nhồi, Cơm nắm cari xanh
  6. Phương pháp chế biến các món chiên - Thực hành chế biến các món: túi đựng tiền, gà rang muối, bánh hẹ chiên giòn
  7. Phương pháp chế biến các món nướng: Kỹ năng sử dụng lò nướng trong các món nướng và phương pháp chế biến các món nướng lò nướng; Thực hành chế biến các món: cá nướng muối, gà nướng Thái, vẹm nướng sốt hải sản.
  8. Phương pháp và thực hành chế biến các món nướng: thực hành chế biến các món: gà satay, sườn non nướng, mực nướng.
  9. Phương pháp chế biến các món xào - Thực hành chế biến các loại sốt: sốt ớt, sốt xoài, sốt tam vị và ứng dụng các món: tôm sú xào sốt ớt, gà xào sốt xoài, cá chẽm xào sốt tam vị
  10. Phương pháp chế biến các món xào - Thực hành xào các món: mì xào, đậu đũa xào mắm kapi, cà tím xào thịt bằm.
  11. Phương pháp thực hành chế biến các món xào - Thực hành chế biến sốt xào: Sốt cà ri; Áp dụng xào các món: bò xào cari đỏ, vịt xào cay, miến xào tôm.
  12. Thực hành chế biến các món cơm chiên đặc biệt: Phương pháp chế biến các món xào đặc biệt; Luyện kỹ năng xốc chảo; Thực hành chế biến các món cơm chiên: cơm chiên trái thơm, cơm chiên trái dừa, cơm chiên mắm kapi.
  13. Phương pháp chế biến các món cơm chiên đặc biệt: Luyện kỹ năng xốc chảo; Thực hành chế biến các món cơm chiên: cơm chiên tomyum, cơm chiên lá hương nhu, cơm chiên cari xanh.
  14. Phương pháp chế biến các món hấp: Phương pháp chế biến các món hấp; Thực hành chế biến các món hấp: cá chẽm hấp chanh, mực hấp sốt Thái, đậu hũ hấp tương.
  15. Phương pháp chế biến các món hầm: Phương pháp chế biến các món hầm; Thực hành chế biến các món hầm: cà ri xanh tôm, cà ri vàng gà, cà ri đỏ vịt quay trái vải.
  16. Phương pháp chế biến các món lẩu: Phương pháp chế biến các món lẩu; Thực hành chế biến các món lẩu: lẩu Thái, lẩu cá chua cay, lẩu xương heo ớt hiểm
  17. Phương pháp chế biến món súp: Phương pháp chế biến các món súp; Thực hành chế biến các món súp: súp gà cốt dừa, súp tôm chua cay, súp mì cà ri.
  18. Thực hành nấu các món tráng miệng: xôi xoài, kem xôi dừa, bột nắn sữa dừa.
  19. Thực hành nấu các món tráng miệng: Kem đậu biết nếp than, chà củ năng.
  20. Thi kết thúc Bếp chính bếp Thái: Thi chế biến 2 món: 1 món khai vị, 1 món chính

Previous Post